quỷ Admin
Tổng số bài gửi : 137 Join date : 16/09/2009 Age : 31 Đến từ : Hà Nội
| Tiêu đề: Hakimei – “Sở thích không chỉ để thỏa mãn cá nhân nhất thời” Wed Jun 23, 2010 10:32 pm | |
| Đơn giản, bộc trực và sâu sắc, Hakimei đã thẳng thắn bộc lộ những suy nghĩ của mình về cuộc sống, đam mê, sở thích, cùng những lời nhắn nhủ. Không sôi động, không ồn ào hay là thích nói về bản thân, nhưng Hakimei là một cái tên không còn xa lạ đối với cư dân các diễn đàn về manga,anime hay thậm chí, game. Đặc biệt với dân Thành phố Hồ Chí Minh thì đây là một gương mặt rất quen thuộc trong các festival. Không chỉ là một cosplayer, Hakimei được biết đến như một gamer, một “otaku” và có một điều đặc biệt đáng ngưỡng mộ ở anh chàng này: Hakimei đang theo học và từng làm việc ở một công ty vẽ anime của Nhật tại Việt Nam. Bạn ấy đã sống và cố gắng vì đam mê của mình đấy, các bạn độc giả của Ichi yên tâm không phải lo lắng rằng sau này lớn lên đi làm sẽ lãng quên mất sở thích manga anime của mình nhé! Bạn Hakimei vẫn có thể theo đuổi ước mơ và vẫn có thể lao động nuôi sống bản thân mình cơ mà. Ngoài ra bạn ấy còn là dân mê Jpop cứng cựa, lại còn thích Jdrama và suỵt, đừng nói cho ai biết nhé *thì thào* bạn ấy còn tham gia làm fansub cho một số bộ Jdrama nữa đấy. Thiệt là đáng nể mà! Có một điều nữa mà chắc chắn là độc giả nữ của Ichi sẽ rất thích ở Hakimei. Đơn giản thôi, cậu bạn này đã đoạt giải Most Wanted boy của ACC =^.^=. Không phải nói ngoa, cậu bạn sở hữu một chiều cao lý tưởng, một vóc dáng mảnh mai, và một khuôn mặt “y như trong manga”. Bật mí cho các bạn nhé, Hakimei là người Hoa đấy. Hèn gì bạn ấy có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng cốc” như vậy ha ^^. Bây giờ thì chúng ta sẽ làm quen với bạn ấy nhé!
Ichi: Chào Mei-chan (hihi, có mỗi Ichi được gọi bạn ấy như vậy nè, ghen tị hông?), rất vui vì đằng ấy đã chịu cho Ichi phỏng vấn. Mei: Rất hân hạnh được gặp và trao đổi với Ichi. Ichi: Hãy giới thiệu về bản thân mình một chút đi, về profile nè, tính cách, sở thích của bạn nè, có gì muốn bật mí với độc giả Ichi thì bật mí hết đi! Mei: Ờ thì… Mình sinh ngày 11-5-1988 (dễ nhớ ha), sở thích thì ngoài Anime, Manga, Game và J-music ra tớ cũng rất có hứng thú tìm hiểu đến những gì liên quan đến văn hóa Nhật Bản như lối sống, và xã hội con người Nhật Bản nữa. Ichi: Nếu được tự nói về mình chỉ trong một câu nói, Mei sẽ nói gì? Mei: Simple is the best. Ichi: Chậc, cool quá nha :”>, Mei cho Ichi hỏi, do đâu mà bạn lại có nhiều đam mê đến thế? Nhiều đam mê vậy thì thời gian đâu để thích hết từng ấy thứ? Bạn có thể cho Ichi và mọi người biết lịch làm việc một ngày của bạn như thế nào không? Mei: Là do mình bắt đầu từ bé đã tự thu thập tình cờ trong đời sống hằng ngày, và sau đó là tích góp kiến thức lại suốt mười mấy năm nay, tạo thành một “thư viện” trong não mình thôi. Có lần mình ngồi xem TV, bật sang đài NHK xem tin tức, bất ngờ có chương trình đang nói về cosplay ở Nhật đấy ^^ họ nói rất rõ về kỹ thuật cosplay ở Nhật. Thế là tớ nạp vào não ngay. Rất tình cờ phải không? ^^ Travel Channel, TV5, Animax… Ngày xưa chưa có cáp, hễ thấy VTV, HTV có gì liên quan đến Nhật là chạy tót ra ngồi xem liền >”< Lịch làm việc của mình thì cũng như bao nhiêu người khác thôi. Sáng đi làm đến chiều về, tối thì dành thời gian cho sở thích của mình. (tìm kiếm, download, và xem Anime Manga, cuối tuần thì ngồi luyện Game)
Ichi: Bạn vừa là otaku, mê manga, anime, game, lại còn là fanboy thích các chị Jpop và nghe theo kiểu chuyên sâu, lại còn có cả thời gian để xem Jdrama, và thậm chí các lễ hội festival bạn cũng có mặt, lúc thì là tư cách ban tổ chức, lúc thì là cosplayer. Nếu như tổng cộng tất cả được 100% thì mỗi thứ bạn thích sẽ được bao nhiêu %? Mei: Câu hỏi này hay đấy. Vì là niềm đam mê, cho nên có khi mình hứng với cái này, ngày sau hứng với cái khác. Nhưng nếu liệt kê ra trong thời gian này thì có lẽ sẽ có biểu đồ: J-music = 40% ; Manga = 30% ; Anime = 20% ; Jdrama = 10%. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo cái nào có những thứ hay hơn trong tháng đó, có thời kỳ Jdrama chiếm đến 50% đấy, vì mùa ấy tự nhiên nhiều phim hay quá. Còn về các Festival, nó giống như một hoạt động ngoại khóa vậy đấy, một kiểu hình thức giao lưu, chia sẽ sở thích của mình với bên ngoài thôi ^^ cho nên mình không xếp nó vào hàng sở thích. Ichi: Hãy kể về bộ truyện/anime/game bạn yêu thích nhất? Ca sĩ? Band nhạc? Drama? Mei: Manga thì tớ thích các dạng Shounen, thích nhất là Satan666. (cùng tác giả vẽ Naruto đấy) Nhưng không hiểu sao mà ở Việt Nam ta lại không có ai biết đến bộ này nhiều. (có lẽ là vì ít anh đẹp trai chăng?) Đa phần ở Việt Nam, Otaku nữ khá đông mà ;) Về Anime, thích nhất là Series film của Ghibli Studio, Sau đó là các tác phẩm của Makoto Shinkai, và nhiều ông đạo diễn khác nữa. Game thì vẫn trung thành với Final Fantasy và Rockman. Mình chơi FF từ hồi còn lớp 3, khởi đầu là FFI^^ Đến nay là cũng 17 năm rồi đấy @.@ Mình đang mong chờ FF13 đây. Ca sĩ thì thật khó nói là thích ai. Ai cũng có cái tài riêng, và các nghệ sĩ ai cũng rất giỏi, sáng tác lẫn viết lời đều rất đặc trưng. Nhưng người mà gắn bó với mình hơn 10 năm này có thể kể đến là Utada Hikaru, chưa bao giờ Hikki làm mình thất vọng mỗi lần chị ra Album/single cả.
Band nhạc thì hiện giờ tớ rất hâm mộ Sound Horizon. một band nhạc chơi theo kiểu Doujin music. Pha một tí anime, và pha một tí game, và pha một tí rock trong đó nữa ^^ Ichi: Mei có thích Jrock không ấy nhỉ? Mei: Mình xem Jrock là một hình thức thời trang nghệ thuật thuộc đẳng cấp cao. Âm nhạc thì cũng tùy band nghe được, band không, nhưng đa số là nghe được, vì họ chơi theo phong cách Visual Kei, nặng lắm chỉ ở mức Metal core. Nhưng mình rất thích ngắm quần áo của Jrock hơn ^^ (Nói thế chứ mình không thích ăn mặc như các anh đâu nhé) Ichi: Ngoại trừ những thứ mà bạn vừa kể trên, Meichan còn có sở thích nào “ngoại đạo” một chút không? Ví dụ như là thể thao, nhảy nhót hay gì đó? Hát karaoke chẳng hạn ;))? Mei: Ngày xưa thì cũng có nhảy nhót. Nhưng bây giờ hết rồi. Ichi: Chotto matte! Tua lại chút xíu heng! Mei nói ngày xưa có nhảy nhót là nhảy làm sao? Mei: Thì nhảy hiện đại thôi, nhảy cho trường ấy mà, mà lâu lắc rồi giờ quên hết rồi, kĩ năng về bằng 0 rồi, đừng nhìn mình như vậy nữa đi mà ^^’’ Ichi *chùi chùi mép* Nào ra Hà Nội nhảy cho Ichi coi nha! (Mei: ….) Thôi Mei nói tiếp về sở thích của Mei đi! Thỉnh thoảng thì mình cũng có vẽ, và thiết kế một số mẫu quần áo theo kiểu AM, Game. Và mình cũng thích vẽ thiết kế tóc, và có tí nghiên cứu về kỹ thuật làm tóc do mình vẽ ra nữa. Nhưng thường là không-thể-làm-được ^^ Ngoài ra, mình có vẽ ra giấy các chi tiết để may áo cosplay, trong đó có một số mẫu áo Cosplay mà không thấy rõ hoạ tiết, đường may (hoặc không có chi tiết toàn bộ đồ), mình thường tự suy ra những chỗ đó, và đi hỏi những ng biết may vá để biết them chi tiết. Mà sao hỏi vậy thế? Ichi : Tại theo một số nguồn tin hành lang, Ichi được cho biết khi đi cùng nhóm bạn của mình, Mei chan hay hát karaoke mà là giọng nữ, điều này có thật không? XD~ Mei: … Ờ thì cũng có. Bởi vì giọng Nam mình hát không hay và lên không nổi. Có mấy lần bực quá, nên chơi luôn tong cao. Với lại, do ảnh hưởng nghe nhạc toàn nghe giọng nữ và giọng nữ cao, cho nên, kỹ năng đó tính ra chỉ là một dạng bắt chước thôi, cũng không có gì đáng nói, có bài thì ra giọng nữ, có bài thì không. Nhưng hát cho vui cùng với bạn bè cũng có cái thú vị nhỉ ^^ mình rất sợ đứng trước đám đông mà hát giọng cao lắm Y_Y run lên là không hát được gì luôn, vì nó kỳ quá. Ichi: Otaku bên Nhật toàn được vẽ thành những anh chàng kính cận, ăn mặc đơn giản, suốt ngày cắm đầu vào máy game, đọc manga và coi anime trên TV, mua tạp chí và xếp hàng đợi đến những convention để đi mua đồ và chụp cosplay. Meichan là một trong những người ở Việt Nam Ichi biết mà có lối sống gần nhất với otaku bên đó (nhưng chắc chắn là hông có bệnh như bên đó). Vậy theo ý Meichan thì otaku Việt Nam được định nghĩa như thế nào? Mei: (cười) Ăn mặc đơn giản thì có, nhưng mình không có cận ^^, đeo kính dùng PC để bảo vệ mắt không bị cận thôi. Để định nghĩa Otaku Việt Nam, chỉ nói ngược lại những gì về Otaku Nhật là ra liền. Tuy nhiên từ Otaku vốn không phải là từ tốt đẹp gì. Ngay cả mình cũng không muốn bị gọi là Otaku. Nhưng thiết nghĩ, cái gì cũng có cái hay của nó. Như ở Việt Nam, thì các “Otaku” khá là hòa nhã, hòa đồng, và rất cởi mở, và rất thích chụp ảnh, thích đi hội, và rất có sức ăn chơi, ham hố, chỉ có cái là không chịu cực thôi. Nếu ở Nhật, Otaku họ có một tí tính cách như ta thôi thì. Nhà nước bên đó chắc mừng lắm ^^ Ichi: Hiện nay có 2 xu hướng ở giới mê truyện Việt Nam. Một là thích tự nhận mình là otaku, phủ nhận những người không hiểu biết về otaku, một bên lại thích phủ nhận những otaku đó, cho rằng tự nhận như vậy chứng tỏ chẳng hiểu biết gì, vì otaku theo nghĩa Nhật chẳng ra gì cả. Mei có nhận xét gì về những xu hướng này không? Mei: Trước hết mình xin cho biết là cái chữ “Otaku” vốn đã bị hiểu sai theo khía cạnh xã hội. Cái từ này nếu nói ra là nó được xếp vào từ vựng hiểu từ động nghĩa là vô-dụng. Thế thì tại sao, các bạn ấy lại hay tranh cãi nhau chỉ vì cái từ này? Cái từ đã bị vứt bỏ vào sọt rác, và mình có cảm giác họ đang xúm lại lượm cái từ đó vậy. Vì là bị hiểu sai, cộng thêm giới Otaku Việt Nam thường là tuổi còn khá trẻ, cho nên tính cách cũng dễ nổi nóng, ganh đua và thích thể hiện mình với mọi người, cho nên không thể tránh nổi điều này. Họ tự nhận là Otaku và phủ nhận người khác, chỉ để thể hiện ý nghĩa là : “Mình là nhất”. Tính ra, họ chưa hẳn là Otaku. Cả bên khía cạch phủ nhận Otaku thì trên cơ bản Người Việt Nam ta có truyền thống châm chọc, đả kích, và hay soi mói người khác, khá là tự phụ bản thân. Dù là đẹp thì cũng nói cho ra xấu, có làm tốt thì chỉ được khen ở mức “Được” chứ ko đến chữ “Tuyệt vời”. Những người kiểu này thì có vẻ rảnh rỗi lo chuyện thiên hạ hơn là, thay vào đó ko lo xem Anime, Manga ở nhà cho nó lành. Chính bản thân họ cũng không phải Otaku, nếu họ là một Otaku đúng nghĩa, thì họ đã tự “đóng cửa” chỉ chơi với bản thân mình và không có thói quen soi mói người khác, và không để ý gì đến chuyện ngoài xã hội, cũng không đi làm, không đi học. Không bạn gái, không bạn bè. Ở Nhật Bản, tỷ lệ tệ nạn tự gây tổn thương cho bản thân chiếm tỷ lệ cao hơn là tệ nạn gây cho người khác, và các Otaku nam thường rất dễ phạm tội nhất ở Nhật (đa phần là Fan cuồng của các thể loại Seinen bệnh hoạn đầy bạo lực và sex như Battle royale, Kuroshiya Ichi, MPDpischo, Kilico…). Có một từ còn thậm tệ hơn Otaku mà ở Việt Namta ít người biết và chưa ai tranh giành nhau là từ: “Hikikomori” Hồi ấy trên kênh NHK có nói đến Otaku, và chính Otaku khi nhìn thấy máy ảnh là núp, hoặc che mặt, phỏng vấn thì từ chối quay phim và yêu cầu làm mờ ảnh. Quả thật là một lối sống rất ảm đạm, dễ sinh bệnh tâm lý bất ổn.
Có cái hiện tượng tức cười là ở Việt Nam là Otaku có thể nói về chuyện “quyền tôn trọng Otaku” và “Quyền được đòi hỏi như một thượng đế”. Otaku vốn là từ của những người xã hội khinh bỉ những người không lao động, bản chất khi bị gọi là Otaku tức là bị xem rẻ lắm rồi đấy. Otaku chỉ yêu chính bản thân họ thôi, và mặc kệ người khác có thích điều đó hay không, quả thật làm Otaku không tốt chút nào, đúng không? Nhưng mình nghĩ, ở Việt Nam này Otaku đúng chất thì chắc chắn là không có. Việt Nam ta chỉ ở mức Mangazuki thôi (những người yêu thích Manga) đương nhiên, mình cũng chỉ là Mangazuki ^^ thật không hiểu nổi vì sao các bạn trẻ lại thích từ Otaku đến thế. Đây là một điểm không nên học tập ở Nhật. Ichi: Về các lễ hội cosplay, ở ngoài Bắc này cũng có tổ chức nhưng trong Nam với ngoài Bắc rất khác nhau. Mei có thể kể cho mọi người nghe những kỉ niệm của bạn về những festival mà bạn tham dự không? Mei: Cái gì cũng vậy, cái gì hiếm, thì càng quý, và trân trọng. Ngày xưa đi Fes như là một buổi họp mặt với những người chung sở thích, chỉ cần tổ chức ngồi nói chuyện thôi, cũng nao nức cả tháng trời. Cái mà kỷ niệm tốt đẹp nhất là Fes hồi ngày 30/7 cách đây 2, 3 năm trước. một Fes không mang tính thương mại, và BTC hoàn toàn tự bỏ tiền ra làm. Ngày đó thật sự là một ngày rất vui, mọi người vui chơi và cosplay. Sau đó là trời mưa khá dai, nhưng tiết mục vẫn tiếp tục và mọi người từ BTC đến người tham dự đều tắm mưa chung ca hát. Đó thật sự là một kỷ niệm đẹp. Nhưng hiện nay thì các Fes bây giờ mọc như nấm, và chuyển sang hướng thị trường hóa, nó không còn là cái riêng nữa, mà là của cộng đồng chung. Với các tiết mục cơ bản thì vẫn có là Văn nghệ, thi cosplay …v…v… (thật ra điều này chỉ gây tính cạnh tranh, sinh chuyện gây sự cho nhiều thí sinh thôi) Ngày xưa cosplay chung thì xúm xít vui đùa, khoái chí, ngày nay cosplay để ganh đua, chê bai, cay cú, nói xấu lẫn nhau. Nói thật bây giờ đi Fes chỉ để xem thiên hạ đấu đá nhau thôi. Niềm đam mê của mọi người đâu thì không thấy đâu cả. Ichi: Theo Mei, các lễ hội cosplay ở Việt Nam đã tốt chưa? Nếu không thì nó còn thiếu những yếu tố nào để làm nên một lễ hội? Mei: Fes tại Việt Nam tính vào thời đỉnh này là rất tốt, về khâu tổ chức Fes gần đây dần dần có cái định hình chung, cũng bắt đầu có sự quan tâm, và tài trợ. Nhưng đây chỉ là một giai đoạn đầu tạo được cái nền tảng tại Việt Nam tổ chức các sự kiện như thế này. Tuy nhiên, với tâm lý của khán giả vẫn không muốn tiếp nhận cái ngoài “vùng phủ sóng”, cũng như “Không dám chơi liều” của BTC (sợ không đáp ứng được yêu cầu của người xem), cho nên Fes năm nào cũng như năm nào. Theo mình nghĩ, một phần ảnh hưởng lớn nhất của quyết định thay đổi là ở chính khán giả có chịu đón nhận những thứ mới mẻ hay không, và sự thông cảm của họ đối với chuyện đó. Bị gò bó, và khá thụ động trong việc làm mới bản thân, đâm ra không có tính đa dạng, đây là yếu tố bị thiếu để làm nên một lễ hội. Một lễ hội đúng nghĩa là phải đem những điều mới lạ cho khán giả, mà chuyện này là phụ thuộc vào các Cosplayer. Các Cosplayer ở Miền Nam, thì năm nào cũng cos các nhân vật cũ, và phổ biến (qua lại một 2 năm cũng chỉ có Dgrayman, Death Note, Naruto, Bleach, Vampire Night, Inuyasha… hoặc costume), họ không chủ động cải tạo cosplay những thứ mới mẻ hơn, vì mình nghĩ là đa phần các cosplayer ít nhiều gì cũng biết rất nhiều về AM, hà cớ gì chỉ có những bộ cũ cứ cos hoài? Trong Duo Cos năm nay ở Miền Nam, cũng có vài nhóm có tính chủ động trong việc làm mới cho lễ hội bằng các nhân vật mới mẻ như Fate Stay Night, Hatsune Miku, Angel Sanctuary, Hitman. Tuy nhiên, họ không được chú ý đến nhiều. Thay vào đó khán giả vẫn chỉ thích những cái cũ như Vampire Night, Naruto. Death Note, Bleach mà thôi. Còn ở nước ngoài họ cos rất đa dạng ngoài Manga ra còn Cos Game (nước ngoài rất thích Cos Game), đến Doujin Game, các nhân vật chỉ có Anime mà không có Manga. Sự đa dạng ấy, đã khiến cho Fes nước ngoài không bao giờ nhàm chán là thế. Ichi: So với nước ngoài thì Việt Nam còn thiếu những gì? Có nên xây dựng lễ hội theo cách của nước ngoài không? Nếu có thì đến khi nào mới có thể được như họ? Mei: Việt Nam mình làm trong Fes nào cũng yếu về phần Cosplay, mà đây là yếu tố quan trọng đánh giá một cuộc Fes có gì sang tạo và lạ mắt hay không, và thấy được gì tại đó. Chứ họ không đánh giá là vui hay chán. Fes ở nước ngoài là vào cửa tự do như xem triễn lãm. Họ dành hẳn một sân lớn (ở ngoài trời, hoặc đại sảnh rộng) cho các cosplayer, tại đây họ có thể bầy đồ ra đó mà make up, sau đó là chụp ảnh, khách tham quan sẽ đi qua và có thể xin chụp ảnh, và chiêm ngưỡng cosplayer. Các shop cosplay cũng có mặt tại đây và sẵn sàng cho khách tham quan mướn đồ và make up tại đó chụp ảnh làm kỷ niệm. Thường thì khu vực này là của các tay săn ảnh cosplay, vì niềm đam mê, cho nên các tay săn ảnh này cũng rất chuyên nghiệp trong khâu tạo dáng và góc độ chụp. Còn các khu vực khác thì triển lãm giới thiệu các Anime mới, manga mới, là nơi để các Mangazuki tìm hiểu để biết thêm các thông tin truyện sắp ra của các NXB, và những Anime của các Studio sắp tới (tin tức về AM là không bao giờ hết ^^). Chỉ có ai am hiểu và có niềm đam mê AM, thì những nơi này thật sự là nơi giữ chân họ lâu nhất. Khách tham quan có thể đến nơi đây để xem hoạt động của các mangazuki là thế nào. Ngoài ra, các căn tin thì dựng hẳn một Manga Café, cho các khách tham quan mệt mỏi muốn nghỉ chân, trong đó là có cả các Manga để đọc. Và Khu vực văn nghệ thì họ làm riêng ra. Có vé vào cổng, nước ngoài (ở châu Âu) thường mời các dàn nhạc chuyên nghiệp chơi một số bài nhạc Anime, Game (Dàn Giao hưởng Eminence trong Otakon 2007) họ chia theo suất trình diễn như suất xem phim ở Việt Nam vậy (Yuki Kajiura từng xuất hiện trong Anime Expo 2003), Trung Quốc thì có sự tham gia của các công ty cosplay, và nổi tiếng nhất là Huang Shan, Đài Loan thì có Stay, và một số Idol cosplayer khác ^^ Và đương nhiên có suất trình diễn của các Cosplayer đăng ký nếu muốn trình diễn, nhưng ở họ, chuyện này rất thú vị vì họ rất chịu khó dàn dựng và làm đạo cụ (Điển hình là trò chơi “Cờ người” rất thú vị). Cái này là không tính tiền vé. Họ làm hẳn một khu vực văn nghệ riêng là để tránh tiếng ồn, không gây ảnh hưởng đến người biểu diễn và mất tập trung theo dõi ở khán giả. Trong khi ở Việt Nam là gôm gọn tất cả một chổ. Mặc dù là đã chia tiết mục ra, nhưng vẫn còn rất lộn xộn. Mình thì vẫn chưa tìm hiểu được là buổi tối họ làm gì. Nhưng chắc chắn một điều là ở nước ngoài phương tiện đi lại của họ thường là tàu điện, cho nên vấn đề đi về phụ thuộc chuyến tàu lúc mấy giờ của khán giả. Cho nên, mình nghĩ là họ đi chơi không quá khuya như ở Việt Nam ta. Dựng theo cách nước ngoài cũng chính là cái “Chuẩn mực” của Fes bây giờ trên toàn thế giới, học tập và tìm hiểu những gì mà họ đã làm là không có gì là liều lĩnh cả. Vả lại, lực lương làm Fes ở nước ngoài thường là những người lớn chững chạc, có kinh nghiệm lãnh đạo, kết hợp sân chơi lẫn kinh doanh, cũng như có kế hoạch một cách chuyên nghiệp trong thời gian dài. Mà tại Việt Nam ta, thì đa phần là những người khá trẻ tuổi và còn đi học, BTC cao lắm cũng là sinh viên mới ra trường. Cộng thêm một số điều kiện khó khăn khác như mặt bằng, và khán giả quá khó tính ^^ Nhưng cái quan trọng nhất là dù làm tốt hay thất bại thì lực lượng BTC bao giờ cũng phải có trách nhiệm với những gì mình phụ trách, và bớt đi cái tôi, và cái tính trẻ con. Teamwork tốt, tổ chức sẽ tốt, có thất bại thì lấy đó làm kinh nghiệm, và tự nhận trách nhiệm sai sót, tránh đổ thừa tại này tại nọ, khi nào được như thế thì mình không biết, nhưng nếu thay đổi được cái suy nghĩ cho cá nhân thì chắc chắn trong thời gian ngắn sẽ không thua kém gì họ về khâu tổ chức đâu.
Ichi: Nói về chuyện đời tư một chút nhé ;))? Meichan có bạn gái chưa? *háo hức* Mei: Thế Ichi nghĩ mình có chưa? Ichi: Thôi nào, bật mí cho mọi người đi, đi, đi! Mei: Đang bận rộn với sự nghiệp ^^ thật tội cho ai là bạn gái của mình, sẽ ko được quan tâm chăm sóc chu đáo đâu. Ichi: Mẫu người lý tưởng của Meichan là gì vậy? Mei: Ai chà… mẫu người lý tưởng của mình là không có ngoài đời thật đâu :P Ichi: Thế còn mẫu con gái trong anime manga? Ý Ichi là… fetish ấy ;))? Mei: Mẫu con gái trong Anime Manga thì thường thích các nhân vật nữ lạnh làng, ít lôi thôi, và ảo tưởng. Tifa (trong FF7) vẫn là lựa chọn hàng đầu suốt 10 năm nay của mình :-> Thế còn Ichi có fetish gì không vậy?
Ichi: Á à, phỏng vấn ngược à nha :”>. Ichi có chứ, Ichi thích những cậu con trai gầy gò mặc đồng phục học sinh đeo kính nè, Ichi thích những anh chàng lãng tử bặm trợn tóc dài hơi … đường phố một chút nè, Ichi thích cả nữ sinh sau phòng thể dục nữa! *cười* Nếu được chọn để hẹn hò với một nhân vật manga/anime/game, Mei sẽ chọn ai ? Mei: Các bé nữ sinh nói chung, moe style ^^ mí em Moe dể thương, ngây thơ, cute chết bỏ :”>
Sở thích của Mei nè! Ichi: Đã bao giờ Mei chan nghĩ đến chuyện sẽ có một cô bạn gái non-otaku chưa? Nếu như có thì Mei-chan nghĩ rằng là nó có bền không? Mei: Có chứ, bền hay không thì còn tùy người ấy tôn trọng sở thích của mình hay không, và mình cũng tôn trọng sở thích bên ấy thì không có chuyện gì đáng tiếc cả. Miễn sao mình đừng quá tiêu cực vì niềm đam mê của mình một cái thái quá khiến đối phương phản cảm là được. Ichi: Thế còn một cô bạn gái otaku thì viễn cảnh sẽ thế nào? Mei: Cãi nhau suốt ngày vì bất đồng quan điểm khi cùng xem một Anime Manga nào đó =)), và cô bạn gái này thik nhân vật hơn là mình, dù có bạn trai như là ko, đâm ra ghét nhân vật đó luôn rồi ghét luôn nguyên bộ Anime/manga đó luôn. Cho nên, có bạn gái là Otaku, tức là tự hại chết sở thích của mình. Ichi: Haha, thôi được, cái đó hạ hồi phân giải. Bây giờ chúng ta sẽ hỏi tiếp về đời tư nữa nhé! Mei: Đời tư chỉ có sáng đi làm, chiều về ngủ, tối online, thỉnh thoảng bạn bè hẹn đi chơi. Hết. ^^
Ichi: Hiện giờ bạn đang làm việc ở công ty nào vậy? Làm trong bộ phận nào? Mei: Hiện nay là mình đã chuyển từ Anime sang làm Manga cho TVMcomisc, về khâu mỹ thuật. Ichi: Sự khác biệt giữa việc là fan của anime và là một trong những người góp phần làm ra một anime khác nhau như thế nào? Điều đó có góp phần làm bạn giảm bớt vui thích khi coi anime không? Mei: Phải nói là khác biệt hoàn toàn. Có cảm giác như người làm Anime và Fan xem Anime là 2 thái cực không đụng vào nhau được. Một bên là truyền tải, một bên là đón nhận. Nhưng người làm Anime, thì rất chú tâm cho cái Anime đó, họ không chú ý tổng quát toàn diện tình hình Anime đang diễn ra thế nào trên thế giới. Họ chỉ làm và làm thôi. Thậm chí là không có thời gian để xem tác phẩm của mình. Làm Anime là một thức thách rất lớn về kỹ thuật và độ kiên nhẫn, và sự đồng nhất giữa các khâu. Khi làm một cảnh có effect đánh nhau ỳ xèo trong vòng có 2, 3 giây thôi, mà tốn đến 4, 5 ngày mới xong. Và khi lên phim, mình xem lại thành quả xẹt qua chỉ có 2, 3 giây ấy, nhưng cực đẹp, cũng thấy thỏa mãn. Làm Anime, để mình biết rằng người làm phim cũng rất vất vả mang những chi tiết, gần như hoàn hảo nhưng rất nhỏ hầu như là ko ai thấy được đến cho người xem. Nên mình không giảm bớt sự thích thú, ngược lại còn quý trọng đến từng giây một trong Anime. Từng làm qua Anime, cho nên, khi xem các Anime như Gundam hay các cảnh đánh nhau, mình thật sự hâm mộ những người làm nó, một sự kiên trì tưởng chừng không thể (tất cả điều vẽ bằng tay). Đó là những người thầm lặng làm việc mà mang đến cho khán giả nhưng khán giả thì không biết đến họ..
Ichi: Mei đã chọn con đường khác con đường của giới trẻ Việt Nam phải lựa chọn - học hết cấp 3, học đại học, ra trường và chọn một công việc có thể chẳng liên quan đến ngành học. Bạn không học đại học, thay vào đó học tiếng Nhật và xin làm trong công ty Nhật, có phải chỉ để thoả mãn đam mê của mình không? Khi bạn quyết định như vậy, bạn có suy nghĩ nhiều không, hay cứ quyết định như vậy vì ý thích? Mei: Đúng là ban đầu là để thỏa mãn đam mê cũng mình, vì không còn con đường nào để đi nữa. Với khả năng biết vẽ và sử dụng đồ họa, nên mình mới đánh liều nộp hồ sơ cho bên Cty Nhật ấy, và trong cuộc phỏng vấn, mình nói rất nhiều về Anime Manga mà mình tích góp từ nhỏ. Và thể hiện mình có khả năng làm được gì cho Công ty. Thật may mắn là được tuyển dụng. Gia đình cũng khá ủng hộ con đường này của mình, khuyến khích học tiếng Nhật, bản thân thì tự xem Anime nhiều để tập nghe, chơi game sub Nhật đẽ tập đọc, xem tạp chí Anime để tập thói quen dùng từ của người Nhật, xem Jdrama để xem văn hóa và cách họ nói chuyện thường ngày, cái quan trọng nhất, là mình thuyết phục được cha mẹ về đam mê của mình trên mặt tích cực đó. Và cho gia đình biết rằng, mình hoàn toàn có khả năng sử dụng sở thích, đam mê của mình để giúp cho gia đình, và lo toan các vấn đề về tài chính. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ thì hiện mình đang thực hiện đúng bổn phận, khi đã đi làm. Bây giờ mình không còn phụ thuộc vào tiền trợ cấp của gia đình nữa. ^^ có đi làm, sử dụng tiền của mình mua những thứ mà mình thích, cảm giác lạ thường lắm đấy :) vì đó là mồ hôi mình đổ ra để mua mà.
Ichi: Bây giờ đã được sống vì đam mê rồi, dự định tương lai của Mei chan là gì? Bạn có ước mơ nào nữa không? Mei: Dự định tương lai chủ yếu bây giờ là cố gắng duy trì luyện tiếng Nhật bằng cách mà mình nêu ở câu hỏi trên, đồng thời vẫn sống với niềm đam mê không bao giờ tàn, nếu xin được học bổng thì quá tốt. Hiện nay mình cũng đang tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm về các kỹ thuật chụp ảnh cosplay như nước ngoài, và kỷ thuật đồ họa chỉnh sửa ảnh trên Photoshop. (một lĩnh vực nhiếp ảnh đấy ^^) Tuy bây giờ cái này là học cho biết, nhưng không biết tương lai có dùng đến không. Sống mà đạt được ước mơ thì không còn mục đích sống nữa. Ước mơ tạm thời bây giờ của mình là cố gắng cày kiếm tiền để đi sang Akihabara, và Harajuku một chuyến ;) Ichi: Có được đam mê và quyết tâm sống theo đam mê như vậy thiệt đáng tự hào đó! Ichi cũng cảm thấy tự hào lây vì quen được Mei-chan. Vậy Mei chan có lời gì nhắn nhủ đến các bạn độc giả Ichicũng là otaku như Mei-chan không? Mei: Sở thích là một nghề tay trái, là một nguồn động lực, là mục đích cho mình tiến lên, cho nên, đừng bao giờ đem sở thích của mình chỉ để thỏa mãn cá nhân nhất thời, xác định rõ sở thích thật sự của mình và nuôi dưỡng nó, lấy đó làm nền tảng phát triển cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho xã hội :) Ichi: Cảm ơn Mei-chan vì cuộc trò chuyện thi thú này nha! Chúc cho đam mê của bạn ngày càng lớn!
Inter-Chiw (thực hiện) Ảnh do nhân vật cung cấp; Graphic: Shadow Heart | |
|