1. Đề: Thay lời Âu Cơ kể lại câu chuyện: " Lạc Long Quân hiện lên và nói với tôi rằng: - Ta và thiếp đến đây hết tình, ta đưa 50 con xuống biển, thiếp đưa 50 con lên bờ. Nói xong rồi Lạc Long Quân nhảy tùm xuống biển."
2. Đề: tả đường đến trường: Con đường từ nhà đến trường em dài 2 mét. Ra khỏi ngõ, em rẽ phải đi qua quán bà Xuân, rồi rẽ trái đến quán ông Vịnh là rẽ trái tiếp, đi thẳng là tới.
3. Đề: tả người thầy em yêu quý nhất: "thấm thoắt đã ba mùa hoa ban nở, thầy giáo phải tạm biệt chúng em để về xuôi. cả làng cả bản đứng tiễn thầy vô cùng ngậm ngùi. riêng em đứng nhìn theo cho đến khi thấy thầy xa dần, xa dần, đến khi nhỏ bằng con chó em mới quay lại bản"
4.1. Tả con gà: "Nhà em có 1 con gà. Nó là giống gà Đông Cảo. Nó to bằng con gà gi. Nó nặng từ 8-10 kg..." => chả hiểu nó tả giống gà gì?
4.2. Tả con mèo: "Nhà em có 1 con mèo. Đầu nó to bằng quả táo." - Hi vọng đó là quả táo tàu.Hic!
4.3. Tả con đường đến trường: " Từ nhà em đến trường có 1 con đường. Em rất yêu con đường này. Em bảo các chú công an trồng thêm cây cho đường thêm đẹp." => chả hiểu sao nó lại nghĩ công an chuyên đi trồng cây???
5. Hồi nhỏ có anh bạn tả con gà trống thế này: Nhà em có nuôi một con gà trống, hễ nó nhìn thấy con gà mái là nó đuổi đến cùng!!!!
6. Tiền A. Hôm nay em được điểm 10, mẹ em rất vui vì em hay bị điểm xấu. Mẹ em rút ví cho em 5 nghìn. Ôi ít quá, nhưng em vẫn vui vì đây là tình cảm giữa hai con người là em và mẹ em. B. Mở bài: Em yêu nhất là ông nội em vì ông nội rất hay cho em tiền ăn quà.
7. Hồi em học cấp 1, thằng cu học cùng em nó tả con gà trống thế này: "Cứ sáng sớm thức dậy, con gà trống nhà em nó đều nhảy phốc lên cây rơm, gáy ò ó o. Gáy xong 1 hồi dài nó lấy 2 cánh vỗ phành phạch vào mông đít."
8. Hồi lớp 6, cô văn e kể cô có thèng hs cũ tả anh bộ đội: "Anh bộ đội cao khoảng 1m2, súng a dài 1m rưỡi..."
9. Con bé con mình quen, nó tả cây chuối "nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh"
10. Cô mình dạy cấp 1 nhận được 1 bài văn tả "cảnh sân trường trong giờ ra chơi" thế này: Trống đánh tùng ... tùng ... các bạn ùa ra sân trường như bầy chim vỡ tổ. Chỗ này các bạn gái nhảy dây, chỗ kia các bạn trai đá cầu, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chửi "đ. mẹ" !!!
11. Còn đây là bài tả em bé của 1 em bé: "gần nhà em có một em bé rất dễ thương, vì hay bị té nên đầu em bị móp".
12. Đề bài: Em hãy miêu tả mùa xuân: "Mùa xuân ở quê em mở rất nhiều hội.Những ngày ấy trên đường có rất nhiều các ông các bà tay cầm ô đen ô đỏ đứng nói chuyện râm ran như bầy chim non đang líu lo gọi mẹ..."
13. Đề: Hãy tả buổi sáng trong vườn nhà em: HS1: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy một đống ********** chó. HS2: Sáng, em ra vườn, nhìn thấy 2 con chó đang tơ nhau.
14. Đặt câu với vần: ôm, ốp - Mẹ em tát em đôm đốp.
16. Miêu tả về bố: Bố em có 1 hàm răng vàng, hàm răng vàng luôn chỉ bảo em những điều hay lẽ phải.
17. Chuyện trong gia đình Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc nhìn cái hình có anh Kim đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: "Anh Kim đồng đi liên lac ..vụt chim...vụt chim..."
18. Tả thực... Sau tiếng trống trường, các bạn tập trung lại theo lớp của mình để chuẩn bị làm lễ chào cờ. Chúng em đứng ngay ngắn thẳng hàng, mắt nhìn lên lá cờ đang chuẩn bị đc kéo lên. Rồi cô tổng phụ trách nghiêm trang hô: "Nghiêm, cào cờ cào"
19. Và thật thà... "Chiếc xẻng nhà em có rất nhiều công dụng , để hót rác, và còn dùng để xúc ********** nữa."
20.Em hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu¨ - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh : - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa. Tính tình cụ già rất là bực bội. Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi. - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân. - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu. - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố. - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đii của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mãnh liệt. - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
21. Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
22. "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
23. thằng nhóc em của con bạn em thì kể: " Một hôm em về quê chơi. Đang đi ngoài đường thì có một con trâu nó đòi húc em. Con chó của nhà em thấy thế chạy lại nhe răng ra. Con mèo của em bực quá cũng xù lông lên. Em thấy con mèo tức quá nên em mua trà Dr. Thanh cho nó uống..."
24. Hồi còn đi học cấp 1, lớp e có 1 bạn trai viết văn, đề là e hiểu thế nào về câu tục ngữ " Có công mài sắt có ngày nên kim"?. Bạn ấy viết " E đi học, gặp 1 bà cụ cầm 1 cục sắt rất to, bà mài mãi mài mãi thành 1 cái kim".
25. Lại còn bé cháu con ông anh mình tả về bố " bố mình rất khó tính có lần bố mình nhờ mình đưa cho cái chén mình lại đưa nhầm cái thang nên mình bị bố mình đánh cho 1 trận"
"Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác..." - Một thí sinh đã hồn nhiên viết về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài như trên.
1 - Sai lạc đến chết người
- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.
- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du - một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).
- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.
- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất... Tây Nguyên.
2 - Các câu văn ngây ngô... không nhịn được cười:
- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!
- Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy.
- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.
- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.
- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.
- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, tụt quần và trói Mỵ vào cái cột.
- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.
- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.
- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy... Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.
3 - Những câu văn so sánh thuộc hàng... siêu so sánh
- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.
- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.
- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.
- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.
- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.
4 - Những dẫn chứng ví dụ... độc chiêu
- "Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ."
Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: "Nước chảy mãi hai bên bờ".
- "Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:
Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em
Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn".
Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!
5 - Râu ông nọ cắm cằm bà kia
- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: "Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."
- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.
Xin dẫn một đoạn: "Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."